Với các nước Đông Nam Á Ngoại giao Việt Nam thời Trần

Chiêm Thành

Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Sau khi Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành năm 1252, giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự qua lại tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, thượng hoàng Trần Nân Tông sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, thượng hoàng đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Chế Mân dâng châu Ôchâu Lý cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận ChâuHóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.[4]

Các quốc gia khác

Khi đất Ai Lao chưa hình thành nên quốc gia thống nhất, lúc này ở đây chỉ có các mường nhỏ, chịu thần phục và nộp cống cho Đại Việt. Nhìn chung, trong thời kỳ này, Đại Việt ít quan hệ với các mường, và cũng như là với nước Lan Xang sau này, ngoài những lần Đại Việt đem quân đi đánh đất Ai Lao.[4][8] Với Chân Lạp, sử sách không ghi nhận những lần tiếp xúc giữa hai nhà nước.[9] Đối với nước Xiêm, sử sách chỉ ghi nhận vào năm 1335, thượng hoàng Trần Minh Tông đi tuần biên giới phía Tây, một phái bộ Xiêm đã đến Cửa Rào chào thượng hoàng.[10]